Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Con trai chứng kiến cảnh bố mẹ đã ly hôn lại quấn lấy nhau, khán giả Thế Giới Hôn Nhân nổi điên vì biên kịch đi xa quá rồi!

Chủ yếu chỉ tập trung vào thái độ khác lạ của Joon Young ( Jeon Jin Seo ), tập 13 Thế Giới Hôn Nhân   tưởng đâu sẽ khiến nhịp phim chậm lại, ngờ đâu chỉ với một phân đoạn dài chưa tới bốn phút ở phần kết phim, khán giả tiếp tục được dịp "tăng xông" với khả năng bẻ lái của biên kịch. Sau dịch công chứng cả một tập phim tạo nghiệp, hết đi chơi qua đêm, trộm vặt, đánh bạn tới ba má nhận không ra rồi khiến mẹ mình phải quỳ gối, cuối cùng ở cuối tập 13, khán giả cũng hiểu tại sao Joon Young bỗng nhiên lại trở nên điên loạn đến thế. Hóa ra trước đó cậu đã vô tình chứng kiến bố mẹ mình - những người đã ly dị nhau hai năm, từng làm mọi cách để tổn hại đối phương, nay lại ấp ôm, tình cảm, quấn lấy nhau như thể một cặp tình nhân hạnh phúc. 

Chứng kiến bố mẹ ấp ôm tình cảm

Chính là lý do khiến Joon Young trở nên xấu xí trong mắt người lớn

Đỉnh điểm là màn đánh bạn

Ngay sau khi tập 13 lên sóng, trên mạng xã hội lập tức nổ ra hàng loạt những cuộc tranh cãi, đa phần khán giả đều tỏ vẻ phẫn nộ bởi màn bẻ lái này của biên kịch. Việc để một cậu bé đang ở tuổi vị thành niên, trải qua vô số tổn thương tâm lý lại phải chứng kiến thêm cảnh bố mẹ đã ly dị nay lại mây mưa với nhau bị đánh giá là không hợp lý.

Con trai chứng kiến cảnh bố mẹ đã ly hôn lại quấn lấy nhau, khán giả Thế Giới Hôn Nhân nổi điên vì biên kịch đi xa quá rồi! - Ảnh 4.
Con trai chứng kiến cảnh bố mẹ đã ly hôn lại quấn lấy nhau, khán giả Thế Giới Hôn Nhân nổi điên vì biên kịch đi xa quá rồi! - Ảnh 5.
Con trai chứng kiến cảnh bố mẹ đã ly hôn lại quấn lấy nhau, khán giả Thế Giới Hôn Nhân nổi điên vì biên kịch đi xa quá rồi! - Ảnh 6.

Biên kịch có hơi quá tay không?

Con trai chứng kiến cảnh bố mẹ đã ly hôn lại quấn lấy nhau, khán giả Thế Giới Hôn Nhân nổi điên vì biên kịch đi xa quá rồi! - Ảnh 7.

Gạch đá vơi dần, thay vào đó là sự đồng cảm

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về tình tiết này?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thế Giới Hôn Nhân lên sóng vào 21h (giờ Việt Nam) thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần trên kênh jTBC.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Hy vọng đây rồi: Hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ tuyên bố vaccine chống Covid-19 có thể ra đời vào cuối năm nay, nguồn cung đủ cho hàng triệu người

CNN đưa tin, BioNTech - một công ty của Đức đã phối hợp với Pfizer - hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ để tiến hành thử nghiệm vaccine chống Covid-19 trên người. 2 phiên dịch công ty cho biết nếu thành công, họ có thể cung cấp hàng triệu liều vaccine vào thời điểm cuối năm 2020.

Theo Pfizer thông báo, họ sẽ tiến hành thử nghiệm vaccine mới tại Mỹ ngay trong tuần này, đồng thời cho biết sẽ có một lượng vaccine khẩn cấp được tung ra ngay trong mùa thu năm nay. Còn BioNTech một số ứng viên đã được dùng thử loại vaccine này, với tên gọi BNT162.

"12 ứng viên đã được tiêm vaccine BNT162 tại Đức kể từ khi bắt đầu nghiên cứu ngày 23/4 vừa qua," - công ty cho biết.

Hy vọng đây rồi: Hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ tuyên bố vaccine chống Covid-19 có thể ra đời vào cuối năm nay, nguồn cung đủ cho hàng triệu người - Ảnh 1.

Hiện tại chưa có bất kỳ thông tin nào về kết quả của cuộc thử nghiệm. BioNTech cho biết, khoảng 200 ứng viên từ 18 - 55 tuổi sẽ được thử tiêm với các liều lượng khác nhau nhằm tìm ra con số hiệu quả nhất cho các nghiên cứu tương lai.

"Bên cạnh đó, tính chất an toàn và khả năng tạo miễn dịch di truyền của vaccine cũng sẽ được tìm hiểu," - trích thông tin cung cấp từ BioNTech.

Hiện tại, cả 2 công ty đang tiến hành xin cấp phép cho BNT162 tại Mỹ, dự tính sẽ hoàn tất trong thời gian sắp tới. Tại Đức, việc thử nghiệm vaccine đã được thông qua vào ngày 22/4.

"Hai công ty đã hợp tác thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người, bắt đầu tại châu Âu và Mỹ," - Pfizer thông báo. "Ước tính đến cuối năm 2020, sẽ có hàng triệu liều vaccine được sản xuất và cấp phép, tạo tiền đề nâng quy mô lên hàng trăm triệu liều vào năm 2021."

Pfizer hiện tại cũng không phải là tập đoàn dược duy nhất đang phát triển vaccine Covid-19. Cuối tuần trước, các chuyên gia tại ĐH Oxford cũng đã tiến hành thử nghiệm vaccine trên người, và tùy vào kết quả mà có thể cho ra thành phẩm cuối cùng vào tháng 9. Các quan chức y tế cho biết, phân nửa các chương trình nghiên cứu vaccine Covid-19 hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm, cùng 80 nghiên cứu trong giai đoạn sơ bộ trên phạm vi toàn cầu.

Nguồn: CNN

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh

Theo dự kiến, LG sẽ chính thức ra mắt mẫu điện thoại LG Velvet vào ngày 7/5 sắp tới. Ngay trước thềm sự kiện, nhà sản xuất Hàn Quốc mới đây vừa tiết lộ một loạt thông tin về chiếc smartphone này, bao gồm cả thông số kỹ thuật đầy đủ và thiết kế.

Cụ thể, LG Velvet sẽ là một sản phẩm tầm trung, sở hữu mặt lưng khá màu mè với cụm camera "hạt mưa rơi" khá độc đáo, trong khi mặt trước của máy có phần notch hình "giọt nước" để chứa camera selfie.

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh - Ảnh 1.

LG Velvet có thiết kế "vòng cung 3D" được kết hợp giữa khung kim loại và mặt lưng kính. Nói cách khác, cả mặt lưng và màn hình của máy đều được bo cong ở hai cạnh trái và phải. Trong khi đó, viền bezel ở phía trên và phía dưới màn hình đều có độ dày bằng nhau.

Chiếc điện thoại này được trang bị màn hình OLED FullVision 6.8 inch, tỷ lệ khung hình 20.5:9. Ngoài ra, nó cũng có công nghệ AI với khả năng tự động phân tích nội dung âm thanh đang phát và tối ưu chất lượng một cách tốt nhất. Ngoài ra, máy còn được trang bị hệ thống loa stereo, tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình và có camera selfie 16MP.

Di chuyển đến mặt lưng, LG Velvet sở hữu hệ thống 3 camera được xếp theo chiều dọc và đặt ở góc phía trên cùng bên trái. Cụm camera này bao gồm cảm biến chính 48MP, cảm biến góc siêu rộng 8MP và cảm biến chiều sâu 5MP.

LG Velvet chính thức lộ diện: Snapdragon 765, hỗ trợ 5G, 3 camera 48MP, pin 4300mAh - Ảnh 2.

LG Velvet có công nghệ pixel-binning với khả năng ghép 4 điểm ảnh lại làm 1 để chụp ảnh tốt hơn trong môi trường ánh sáng yếu. Bên cạnh đó, nó cũng có tính năng "Voice Out Focus" để loại bỏ tạp âm khi quay video. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ tính năng ASMR để tối đa hóa độ nhạy của hai micro, giúp ghi lại âm thanh sống động hơn.

Ở bên trong, LG Velvet sở hữu sức mạnh phần cứng đến từ vi xử lý Snapdragon 765, kết hợp với 8GB RAM LPDDR4x và bộ nhớ trong 128GB chuẩn UFS 2.1, hỗ trợ mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Máy đi kèm viên pin dung lượng 4300mAh, hỗ trợ sạc nhanh không dây 10W và được cài sẵn hệ điều hành phiên dịch Android 10 khi bán ra.

LG VELVET

Các tính năng kết nối có sẵn trên thiết bị bao gồm 5G, khe cắm SIM kép, Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 5.1, NFC, USB-C và jack cắm tai nghe 3.5mm. Ngoài ra, chiếc điện thoại này cũng hỗ trợ các phụ kiện như LG Dual Screen và Bút Stylus, trong đó cả 2 đều có sẵn để mua riêng.

Giá bán và thời điểm lên kệ

LG Velvet có 4 phiên bản màu sắc cho người dùng lựa chọn, bao gồm Aurora White (trắng), Aurora Grey (xám), Aurora Green (xanh lá) và Illusion Sunset (đỏ cam). Theo dự kiến, thiết bị sẽ chính thức lên kệ tại Hàn Quốc vào ngày 15/5 sắp tới. Trong khi đó, thông tin về giá bán và thị trường phân phối sẽ được LG tiết lộ trong sự kiện ra mắt vào ngày 7/5.

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết

Việc mua hàng online đã chẳng còn xa lạ gì với mọi người trong thời đại 4.0. Từ đồ ăn cho tới quần áo, thuốc thang, mỹ phẩm... đều có thể đặt mua trên mạng. Cũng chính từ đó mà xuất hiện không ít những tình huống bi hài. Bên cạnh những câu chuyện tiêu cực như bùng hàng, lừa đảo thì có vô vàn những tình huống ấm áp, dễ thương tới từ cả người bán, người mua và shipper.

Mới đây, trên một diễn đàn dành cho dân thiết kế, cậu bạn Nguyễn Khánh Vinh (Cần Thơ) đã chia sẻ tình huống thật như đùa mà mình gặp phải và nhận được sự quan tâm lớn từ cư dân mạng.

Cụ thể, anh chàng designer này kể về shipper "làm vì đam mê" rất đáng yêu mà mình mới gặp. "Đang bí ý tưởng thiết kế, ngồi suy nghĩ mãi không ra nên đặt cơm ăn. Anh shipper vào giao tận nơi xong còn chỉ mình thiết kế, rồi xong kêu để anh làm giùm luôn cho. Gửi qua phát khách ok luôn. Đúng là làm shipper vì đam mê!" - Vinh viết.

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 1.

(Ảnh chụp màn hình)

Chia sẻ rõ hơn về tình huống này, Vinh cho biết, ngày hôm nay có ra quán cà phê ngồi làm việc. Khoảng 11h đang thiết kế logo cho khách mà bị bí ý tưởng, lại đói bụng nên Vinh tạm dừng, đặt cơm qua ứng dụng.

Khi anh chàng shipper tới dở việc nên Vinh có nhờ mang thẳng vào quán giúp: "Lúc anh shipper tới thì mình nói: Em ngồi ở trong quán, mặc áo màu đỏ. Anh vô đưa giúp em với, em không tiện ra ngoài. Vậy nên là ảnh vào quán đưa giúp mình phần cơm".

Nào ngờ gặp đúng dân trong ngành, anh shipper chủ động bắt phiên dịch chuyện với Vinh: "Em đang làm logo à? Cần giúp không?".

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 2.

Anh shipper miệt mài thiết kế giúp khách quên luôn cả việc đi giao hàng.

"Mình vốn tưởng ảnh nói đùa, có nói em đang bí ý tưởng quá anh ơi! Vậy là ảnh nói để anh làm cho. Và mình xích qua một bên để anh làm. Khi xong logo gửi khách thì khách chỉ kêu chỉnh sửa 1 chút xíu là nhận luôn chứ không phải làm gì nhiều" - Vinh kể về tình huống khó ngờ mà mình mới gặp phải.

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 3.

Sau khi được anh shipper làm giúp logo khiến khách hoàn toàn ưng ý, Vinh có xin số điện thoại và ngỏ ý muốn gửi 1 chút tiền. Tuy nhiên, anh chàng shipper một lần nữa thể hiện sự đáng yêu khi nhất quyết không nhận, và hẹn đi cà phê sau vì giờ... bận đi làm. 

"Anh ấy tên Thắng cũng làm designer. Tuy nhiên mùa này đang thất nghiệp nên ảnh đi giao hàng kiếm thêm. Mình cảm ơn anh ấy, có đề nghị gửi ít tiền nhưng anh ấy nhất định không nhận, nói là làm vì đam mê thôi. Hôm nào anh rảnh thì anh em đi cà phê sau".

Câu chuyện hy hữu này sau khi chia sẻ đã nhận về sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Nhiều người hài hước bình luận: "Đúng thật là làm vì đam mê", "Chuyện thật như đùa ấy", "Cái logo cũng đáng yêu ghê", "Mải thiết kế quên luôn cả nhiệm vụ", "Khi bạn thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi làm shipper quá đúng trong trường hợp này"...

Ngoài ra dân mạng cũng không quên chia sẻ về những anh shipper dễ thương mà mình được gặp. Hiện tại câu chuyện vẫn đang thu hút sự chú ý cực lớn của cộng đồng mạng.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi

Giống như các dòng iPhone gần đây, model iPhone SE 2020 không hỗ trợ tính năng 3D Touch. Tuy nhiên bù lại Apple đã đưa tính năng Haptic Touch lên chiếc máy này.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 1.

Mặc dù vậy tính năng phản hồi rung Haptic Touch của iPhone SE 2020 có vẻ không hỗ trợ tính năng nhấn giữ nút Home để hiển thị tất cả nội dung thông báo trên màn hình khóa .

Cụ thể kể từ iPhone XR, Apple đã bắt đầu loại bỏ tính năng 3D Touch và thay thế bằng Haptic Touch. Tính năng này sử dụng phần cứng Taptic Engine để tạo ra các phản hồi chạm khi phiên dịch người dùng nhấn ngón tay xuống màn hình. Ngoài ra tính năng này còn dùng cách giữ để thực hiện tác vụ thay vì sử dụng độ nhạy áp lực.

Ví dụ trên iPhone 11 và iPhone 11 Pro, người dùng có thể nhấn và giữ để xem toàn bộ thông báo trên màn hình khóa.

Ví dụ khi có một thông báo Facebook hoặc Twitter xuất hiện trên màn hình khóa, người dùng chỉ cần thực hiện thao tác như trên là đã có thể xem trước toàn bộ nội dung trước khi có quyết định trả lời hay không.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên trên iPhone SE 2020, tính năng này hoàn toàn biến mất. Tất nhiên người dùng vẫn có thể xem toàn bộ thông báo với Haptic Touch trên iPhone SE mới nhưng bạn sẽ cần phải mở khóa màn hình trước. Hoặc bạn cũng có thể vuốt qua thông báo và nhấn tùy chọn View để xem toàn bộ thông báo ngay tử màn hình khóa.

Một người dùng Reddit chia sẻ: "Tôi đã mua iPhone SE mới ngày hôm qua. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng, Haptic Touch không hỗ trợ với các thông báo trên màn hình khóa. Tôi chưa thấy có nhiều người báo cáo vấn đề này hay bất kỳ một đánh giá nào có đề cập đến nó. Haptic Touch có thể giúp bạn xem nhanh thông báo trên màn hình chính nhưng khi bạn đang ở màn hình khóa hoặc mở Notification Center và cố gắng nhấn và giữ để xem nhanh email hoặc một văn bản để trả lời nhanh thì bạn quả thực bạn đen đủi rồi".

Trong trường hợp trên, nhiều người có thể cho rằng đây chỉ là một lỗi và Apple có thể cập nhật bằng phần mềm giống như trên iPhone XR, qua đó giúp tính năng Haptic Touch có thể hỗ trợ cho các thông báo trên màn hình khóa. Nhưng với trường hợp của iPhone SE 2020, mọi thứ lại hoàn toàn khác.

Theo tổng biên tập trang TechCrunch, Matthew Panzarino cho biết, việc tính năng Haptic Touch thiếu hỗ trợ với thông báo trên màn hình khóa không phải là lỗi. Thực ra tính năng này đã hoạt động đúng như dự định của Apple. Điều đó có nghĩa Apple sẽ không tung ra bất cứ bản cập nhật phần mềm nào để xử lý vấn đề trên.

Thật bất ngờ khi một chiếc máy thừa hưởng nhiều linh kiện và phần cứng giống như iPhone 8 lại có cách hoạt động khác lạ như vậy.

Tham khảo 9to5mac

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime

Trong phiên tòa tổ chức hôm thứ Hai, Apple đã đồng ý chia 18 triệu USD tiền phạt cho các nguyên đơn. Họ là những người đã kiện Apple vì làm vô hiệu hóa FaceTime trên iPhone 4 và iPhone 4s của họ vào năm 2014.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 1.

Thỏa thuận bao gồm việc mở một quỹ chung trị giá 18 triệu USD, tức gần 30% tổng thiệt hại trung bình theo ước tính của nhà kinh tế và tư vấn chính sách người Mỹ Justine S. Hastings. Luật sư phía nguyên đơn ước tính, mỗi người thắng kiện sẽ được nhận 3 USD/thiết bị mặc dù số tiền trên có thể tăng. Điều kiện để được nhận bồi thường là các thiết bị iPhone đời cũ như iPhone 4 và 4s của họ phải đang chạy iOS 6 và chưa jailbreak.

Hai người đại diện vụ kiện là Christina Grace và Ken Potter ước tính sẽ được nhận khoản tiền bồi thường 7,5 ngàn USD. Trong khi đó, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.

Thỏa thuận giải quyết trên của Apple được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện đã kéo dài hơn 3 năm chưa ngã ngũ. Và những người đâm đơn kiện Apple vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.

FaceTime ra mắt vào năm 2010 dưới dạng công nghệ truyền hình trực tuyến cho iPhone. Tại thời điểm đó, Apple đã sử dụng hai phương thức chuyển dữ liệu âm thanh và video giữa nhiều thiết bị. Đầu tiên Apple sử dụng kết nối trực tiếp ngang hàng (P2P) và sau đó là phương thức chuyển tiếp dựa vào máy chủ của bên thứ ba. Các cuộc gọi FaceTime khi đó sử dụng máy chủ của Akamai đã khiến Apple tốn kém rất nhiều so với kỹ thuật P2P.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 2.

Tuy nhiên cho đến năm 2012 khi công nghệ P2P của Apple bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của VirentX. Sau đó tòa án ra phán quyết buộc Apple phải ngừng sử dụng các giao thức kết nối trực tiếp và chuyển hướng các cuộc gọi FaceTime thông qua các máy chủ chuyển tiếp của bên thứ ba. Và tất nhiên điều này khiến ban lãnh đạo Apple đứng ngồi không yên vì tốn kém chi phiên dịch phí.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến chi phí máy chủ, Apple đã tự mình phát triển giao thức ngang hàng mới và giới thiệu trên iOS 7 ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, một phần chủ sở hữu iPhone 4 và 4s chưa sẵn sàng nâng cấp từ iOS 6 lên iOS 7 vì lý do hệ điều hành mới gây ra các lỗi trên các thiết bị cũ, đặc biệt là FaceTime. Điều này được lý giải vì Apple muốn người dùng hạn chế sử dụng phương thức kết nối cũ trên iOS 6 sử dụng máy chủ của Akamai.

Chính vì lý do đó nhiều người cho rằng, Apple đã cố tính "phá hỏng" FaceTime để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iOS 7. Trong khi đó phía Apple đổ lỗi cho vấn đề tương thích khi người dùng nếu muốn dùng FaceTime ổn định, tốt nhất nên nâng cấp lên iOS 7.

Phía bị đơn là Apple sau đó đã chấp nhận theo vụ kiện cho tới tháng 1/2020 vừa qua trước khi đồng ý với bản thỏa thuận giải quyết vụ kiện.

Tham khảo AppleInsider

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4

Kể từ khi thành lập, Xiaomi đã tham gia vào rất nhiều mảng của lĩnh vực công nghệ, điện tử, đồ dùng gia dụng và họ đã thực sự xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh với các sản phẩm thông minh phục vụ cuộc sống. Trong lễ hội Mi Fan Festival vừa qua, gã khổng lồ Trung Quốc đã ra mắt rất nhiều sản phẩm thông minh và dưới đây là top 5 sản phẩm thú vị nhất.

Xiaomi Mi Air 2S

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 1.

Xiaomi Mi Air 2S

Mở đầu danh sách là mẫu tai nghe True Wireless Xiaomi Mi Air 2S, phiên bản nâng cấp của Mi Air 2. Đây là mẫu tai nghe dạng earbuds tương tự AirPods của Apple nhưng mức giá tốt hơn rất nhiều. Mi Air 2S mới đi kèm với chipset lõi kép được nâng cấp và công nghệ truyền dẫn đồng bộ tín hiệu âm thanh. Thời lượng pin cũng được nâng cấp với 5 giờ sử dụng cho một lần sạc và bổ sung thêm 24 giờ thông qua hộp sạc không dây chuẩn Qi. Xiaomi Mi Air 2S mới được bán tại thị trường Trung Quốc với mức giá khoảng 1.3 triệu đồng.

Đồng hồ trẻ em Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 2.

Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4

Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 là chiếc smartwatch dành cho trẻ em lần đầu tiên được hỗ trợ kết nối 5G tốc độ cao. Hơn thế nữa, Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 trang bị hệ thống camera kép có độ phân giải 5 MP, đặt ở mặt trước và phía cạnh bên có khả năng theo dõi khuôn mặt của trẻ và theo dõi môi trường xung quanh. Chiếc đồng hồ này cũng được trang bị màn hình AMOLED 1.78 inch, hỗ trợ cuộc gọi video chất lượng cao và khả năng định vị trẻ. Thậm chí chiếc đồng hồ này còn có một chương trình giảng dạy tương tác tiếng Anh AI English dành cho trẻ, giúp học tập và cải thiện phát âm tiếng Anh. Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 có giá khởi điểm khoảng 3 triệu đồng.

Xe điện Xiaomi Mijia Scooter 1S

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 3.

Xiaomi Mijia Scooter 1S

Xiaomi đã có những thành công rực rỡ về doanh số với mẫu xe điện Mi Electric Scooter trước đây. Và giờ đây họ mang đến bản nâng cấp Mijia Scooter 1S với nhiều cải tiến hơn nữa. Mijia Scooter 1S sở hữu một bảng điều khiển tương tác trực quan mới với các tính năng tự chẩn đoán lỗi hệ thống. Màn hình tích hợp cũng hiển thị tốc độ thời gian thực và các trạng thái của xe. Xe có thể gập lại với trọng lượng chỉ 12.5kg, đi kèm với động cơ 500W. Xe có khả năng đạt tốc độ tối đa 25 km/h và quãng đường di chuyển tối đa lên đến 30 km trong một lần sạc. Mijia Scooter 1S có công nghệ chống bó cứng phanh ABS và chế độ tiết kiệm năng lượng để cải thiện tuổi thọ pin. Xiaomi Mijia Scooter 1S có giá bán tại Trung Quốc là 6.6 triệu đồng.

Xiaomi Full Screen TV Pro

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 4.

Xiaomi Full Screen TV Pro

Đúng như tên gọi, Xiaomi Full Screen TV Pro là một chiếc TV thông minh cao cấp với các cạnh viền siêu mỏng. Chiếc TV có độ phân giải 4K kích thước 75 inch, tỷ lệ bao phủ màn hình mặt trước là 97%, cùng thiết kế hợp kim nhôm sang trọng. phiên dịch Cung cấp sức mạnh cho chiếc TV đầu bảng này là bộ xử lý 64 bit với tốc độ xung nhịp 1.9 GHz, kết hợp với RAM 2 GB và bộ nhớ trong 32 GB. Xiaomi Full Screen TV Pro sử dụng hệ điều hành PatchWall với các dịch vụ truyền hình như Tencent Video và Yoku. TV hỗ trợ trợ lý ảo XiaoAI, ra lệnh bằng giọng nói và Dolby Audio. TV cũng có thể tương tác với các thiết bị IoT để gia nhập hoàn hảo với hệ sinh thái của Xiaomi. Xiaomi Full Screen TV Pro có mức giá khoảng 20 triệu đồng.

Xiaomi Gentle Breeze Air Conditioner

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 5.

Xiaomi Gentle Breeze Air Conditioner

Xiaomi đã ra mắt một chiếc điều hoà thông minh có tên gọi Gentle Breeze Air Conditioner trong tháng này. Chiếc điều hoà này có tính năng lan toả luồng gió đều khắp phòng thay vì một hướng cụ thể như điều hòa truyền thống. Nhờ giải pháp này, chiếc điều hòa giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng ở mức tối thiểu và làm không khí tự nhiên hơn, giống như một làn gió nhẹ. Chiếc điều hoà thông minh này có tới 1120 lỗ thoát khí trên thân máy và tích hợp trợ lý ảo XiaoAI với khả năng ra lệnh bằng giọng nói và tương tác với các sản phẩm nhà thông minh khác.

Tham khảo GizmoChina

Điều ít biết về "dự án Manhattan" - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao!

Trước khi trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm, Tom Cahill chỉ là một bác sĩ 33 tuổi sống trong căn hộ một phòng ngủ gần Công viên Fenway tại Boston, trong tủ chỉ có một bộ suit duy nhất.

Vậy nhưng giờ đây, anh lại là trưởng nhóm nghiên cứu có tên “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19”.

Nơi quy tụ những "bộ não" thiên tài và "cánh tay" quyền lực nhất nước Mỹ

Những người này coi công việc của mình là “Dự án Manhattan” thời Covid-19 - gợi nhớ lại dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh hóa học, miễn dịch học, thần kinh sinh lý học, thời sinh học, ung bướu học, tiêu hóa, dịch tễ học và khoa học nguyên tử. Trong số này, nhà sinh học từng đoạt giải Nobel 2017 Michael Rosbash nói: “Chắc chắn tôi là người có trình độ kém nhất ở đây”.

Nhóm nghiên cứu bí ẩn này đóng vai trò cầu nối giữa các công ty dược phẩm và chính quyền của Tổng thống Trump. Họ đang làm việc từ xa với vai trò đặc biệt: sàng lọc các nghiên cứu về Covid-19 và loại bỏ những nghiên cứu sai lầm.

Nhóm đã tổng hợp một bản báo cáo mật dài 17 trang về những phương pháp mới lạ nhằm ngăn chặn Covid-19. Trong số đó có cả ý tưởng điều trị bệnh nhân bằng thuốc từng dùng để chữa Ebola.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 1.

Tom Cahill - trưởng nhóm “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19” (Ảnh: WSJ)

Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ Francis Collins cho biết ông đồng tình với hầu hết các khuyến nghị trong báo cáo. Sau đó, tài liệu này được chuyển tới các thành viên nội các và Phó Tổng thống Mike Pence - trưởng ban công tác chống dịch.

Tài sản lớn nhất mà BS. Cahill sở hữu là mạng lưới quan hệ non trẻ thông qua quỹ đầu tư của mình, gồm tỷ phú Peter Thiel, Jim Palotta và Michael Milken. Nhóm của BS. Cahill cũng thường xuyên tư vấn các quan chức cấp cao phụ trách dịch bệnh, trong đó có Nick Ayers - cố vấn lâu năm của Phó Tổng thống Mike Pence.

Không ai trong số những nhà khoa học này nghiên cứu vì mục đích tiền bạc. Họ chỉ muốn tận dụng mối quan hệ và kiến thức khoa học của mình để đánh bại Covid-19.

“Có thể chúng tôi sẽ thất bại. Nhưng nếu thành công, điều này có thể thay đổi cả thế giới”, Stuart Schreiber - một nhà hóa học từ ĐH Harvard - cho biết.

Nhà đầu tư có xuất thân từ bác sĩ

Cách đây 2 năm, BS. Cahill vẫn đang học thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Duke, nghiên cứu về các chứng bệnh di truyền hiếm gặp. Anh nghĩ mình sẽ tiếp tục công việc này sau khi tốt nghiệp.

Thay vào đó, anh lại gặp bạn cũ - người giới thiệu anh vào làm tại tập đoàn đầu tư The Raptor Group. BS. Cahill nhanh chóng yêu thích với công việc này, đặc biệt là về khoa học đời sống. Anh cho biết mình có thể cống hiến nhiều hơn bằng cách xác định các nhà khoa học tiềm năng và giúp họ vượt qua các trở ngại về cả khoa học lẫn tài chính, thay vì tự mình nghiên cứu.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, BS. Cahill tự mình thành lập quỹ riêng có tên Newpath Partners, với 125 triệu USD từ những nhà đầu tư giàu có ở Thung lũng Silicon như Peter Thiel và Steve Pagliuca. Họ có thiện cảm với sự thẳng thắn và tinh thần không lùi bước trước khó khăn của anh.

Vào tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại Mỹ, BS. Cahill vừa hứng thú vừa bực bội với tiến độ nghiên cứu Covid-19. Sau khi được nhiều nhà đầu tư hỏi, người đàn ông này quyết định tổ chức một buổi họp trực tuyến nhằm chia sẻ những ý tưởng độc đáo để ngăn chặn dịch bệnh. Anh dự đoán sẽ chỉ có tầm 20 người tham dự.

Thế nhưng, khi BS. Cahill cố gắng tham gia vào cuộc họp, chính anh lại bị hệ thống từ chối do đã đủ số phiên dịch người. Điện thoại anh đổ chuông dồn dập với các cuộc gọi đến xin được tham gia. Hóa ra, ý tưởng của anh đã lan rộng ra khắp nơi, và hàng loạt người đang chờ để được kết nối, phần lớn trong số họ anh đều chưa từng gặp qua.

Chỉ 1 tiếng sau khi buổi họp kết thúc, hộp thư đến trong inbox anh đầy những ý tưởng và đề nghị giúp đỡ. Thậm chí, nhiều cố vấn của Phó Tổng thống Mỹ cũng tham gia.

Tận dụng mối quan hệ cao cấp để tìm giải pháp chống Covid-19

Phần lớn công việc ban đầu của nhóm nghiên cứu này là mổ xẻ hàng trăm báo cáo nghiên cứu về Covid-19 từ khắp nơi trên thế giới. Họ phân loại các ý tưởng hứa hẹn và loại bỏ những thứ không mấy khả quan. Mỗi thành viên phải đọc khoảng 20 nghiên cứu/ngày, gấp 10 lần so với khối lượng công việc thường ngày. Họ thảo luận bằng cách họp trực tuyến hoặc nhắn tin - “giống như một đám thanh niên”, Rosbash nói - và gọi điện.

“Hai ngày qua, tôi đã họp 7-8 lần qua Zoom. Tôi đảm bảo chính điều này sẽ khiến chúng tôi sinh bệnh thôi”, David Liu - nhà sinh hóa học đến từ ĐH Harvard - nói đùa.

Nhóm nghiên cứu này cũng không ủng hộ ý tưởng dùng xét nghiệm kháng thể để cho phép mọi người quay trở lại làm việc. Ho sợ rằng những người mang kháng thể vẫn có thể lây bệnh cho người khác, hoặc sẽ có những người cố tình nhiễm bệnh để được xóa hóa đơn viện phí.

Các nhà khoa học này cũng muốn tận dụng quy mô của chính phủ Mỹ để khuyến khích các công ty dược phẩm sản xuất. Chẳng hạn, chính phủ có thể mua cả những thuốc chưa được chứng minh là hiệu quả để các nhà sản xuất không lo lắng về việc lỗ vốn.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 3.

Những nỗ lực của nhóm này đã thu hút sự chú ý của tỷ phú Brian Sheth - người đồng sáng lập Vista Equity Partners. Là một trong những người đầu tư sớm nhất cho quỹ của BS. Cahill, ông giới thiệu anh cho Thomas Hicks - con một doanh nhân kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa.

Trong cuộc trò chuyện đầu tiên, ông Hicks nói: “Tôi không phải là nhà khoa học. Vì thế hãy giải thích ngắn gọn và nói cho tôi nghe xem thủ tục nào cần giải quyết”.

Một vấn đề lớn với các nhà khoa học là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Họ đã tìm thấy một loại thuốc khá tiềm năng, nhưng để sản xuất đủ số lượng thì công ty dược phẩm phụ trách phải chuyển sản xuất sang Ireland. Theo quy định của FDA, cần mất nhiều tháng để phê duyệt điều này.

Sau vài cuộc điện thoại với các nhân vật cấp cao, BS. Cahill và các cộng sự đã có được cái gật đầu tư FDA để bắt tay vào sản xuất thuốc.

Điều ít biết về dự án Manhattan - nơi quy tụ các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu nước Mỹ: Miệt mài tìm giải pháp chống Covid-19 mà chẳng màng thù lao! - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu cũng nỗ lực thuyết phục các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phép các cựu binh nhiễm Covid-19 tham gia vào nghiên cứu.

Sau khi mọi ý tưởng, đề xuất của họ đã được thử nghiệm, nhóm nghiên cứu bí mật này lại tiếp tục để mắt tới thế giới hậu Covid-19. Các ý tưởng mới bao gồm, xét nghiệm bằng nước bọt, xếp lịch xét nghiệm vào cuối ngày để có kết quả vào sáng hôm sau. Họ cũng đề xuất một ứng dụng di động cho phép người dân thông báo tình hình sức khỏe mỗi ngày để đảm bảo không ai có triệu chứng bệnh trong 14 ngày.

(The WSJ)

iOS 13.5 giúp người dùng mở khoá iPhone dễ dàng hơn khi đeo khẩu trang

Apple mới đây đã tung ra bản cập nhật iOS 13.5 Beta dành cho các lập trình viên. Điểm nhấn của bản cập nhật này là việc nó tích hợp hàm API cho phép các cơ quan y tế có thể phát triển ứng dụng cảnh báo người dùng nếu họ đã tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, bên cạnh đó, iOS 13.5 còn mang đến một cải tiến khác rất hữu ích với người dùng trong mùa dịch này. 

Cụ thể, trong thời gian qua, người dùng đã liên tục phàn nàn về việc khó mở khoá chiếc iPhone của mình bằng Face ID do phải đeo khẩu trang. Trên iOS 13.5, Apple đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Nếu phát hiện người dùng đang đeo khẩu trang, bảng nhập mật mã (Passcode) sẽ xuất hiện nhanh hơn, từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc mở khoá thiết bị của mình.

Bảng nhập mật khẩu (passcode) xuất hiện nhanh hơn khi người dùng đeo khẩu trang.

Rõ ràng ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng một chiếc điện thoại với cảm biến vân tay (như đa số những chiếc máy Android hiện nay, hay thậm chí là cả chiếc iPhone SE giá rẻ của Apple) là thuận tiện hơn rất nhiều so với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Dù vậy, giải pháp tình thế này của Apple sẽ là một lý do quan trọng nhằm thôi thúc người dùng nâng cấp lên iOS 13.5.

Hiện tại, iOS 13.5 vẫn đang ở trong giai đoạn beta, và người dùng cuối sẽ sớm được cập nhật lên phiên bản này trong thời gian tới.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình

Khẩu trang vải cotton có phiên dịch thể đạt tới hiệu quả lọc trên 60% với các hạt aerosol ở kích thước dưới 300 nm và 80% các hạt có kích thước trên 300 nm. Đó là kết quả từ một nghiên cứu đo đạc chính xác của Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và Đại học Chicago, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bất ngờ hơn nữa, các nhà khoa học cho biết bằng cách may thêm một lớp lụa hoặc vải sợi tổng hợp như chiffon, flannel vào cùng với cotton, hiệu quả lọc của khẩu trang vải sẽ tăng lên thêm 10-20% nữa. Và đó là nhờ hiệu ứng tĩnh điện cơ bản.

Thay vì chỉ bắt giữ các hạt aerosol lớn không thể chui lọt các kẽ hở vải của khẩu trang cotton, vải lụa hoặc sợi tổng hợp có thể dùng lực hút tĩnh điện để hút các hạt aerosol có kích thước nhỏ hơn cả mắt vải của chúng. 

Kết hợp hai loại vải có tính chất đối ngược nhau, hóa ra lại là sự bổ sung cho nhau để tăng hiệu quả lọc của khẩu trang.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình - Ảnh 1.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và Đại học Chicago ở Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã lấy nhiều loại vật liệu vải phổ biến và thử nghiệm tính chất lọc cơ học và tĩnh điện của chúng.

Qua quá trình thử nghiệm này, các công thức kết hợp nhiều loại vải để tạo thành lớp lọc hiệu quả cho khẩu trang đã được tìm ra. Đồng thời, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng độ khít của khẩu trang, hay nói cách khác là cách đeo chúng là yếu tố quyết định đến hiệu quả bảo vệ bạn trong đại dịch COVID-19.

" Chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu này cho một số loại vải phổ biến bao gồm cotton, lụa, chiffon, flannel, các loại vải sợi tổng hợp khác nhau và kết hợp nhiều loại trong số chúng ", tác tác giả giải thích trong nghiên cứu đăng trên tạp chí ACSNano của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.

" Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng sự kết hợp của nhiều loại vải phổ biến khác nhau được sử dụng trong khẩu trang vải có khả năng cung cấp sự bảo vệ đáng kể, chống lại việc truyền các hạt aerosol".

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình - Ảnh 2.

Để tạo ra môi trường thử nghiệm lọc cho các chất liệu vải này, các nhà khoa học sử dụng một buồng trộn khí dung, tạo ra các hạt aerosol trong không khí. Các hạt aerosol có thể mang theo virus corona, và chúng thường có kích thước nhỏ hơn cả giọt bắn đường hô hấp, nên khó lọc hơn.

Một ống nhựa PVC được nối một đầu vào buồng khí dung, đầu còn lại được nối sang một buồng áp suất âm có kiểm soát. Qua đó, không khí sẽ được hút từ buồng khí dung sang buồng áp suất âm theo từng mức áp suất khác nhau, mô phỏng hơi thở của người đeo khẩu trang.

Các nhà khoa học sẽ thu không khí trong buồng áp suất âm và đo xem có bao nhiêu hạt aerosol đã đi xuyên qua vật liệu vải của khẩu trang. Một phạm vi lớn các hạt có kích thước từ khoảng 10 nanomet đến 10 micromet đã được thử nghiệm.

Để dễ hình dung, một sợi tóc của con người có đường kính khoảng 50 micromet, và 1.000 nanomet thì có giá trị bằng 1 micromet. Các hạt virus corona có đường kính từ 80 đến 120 nanomet. Các giọt bắn mang virus có kích thước trên 10 micromet.

Nghĩa là nghiên cứu này chỉ khảo sát các hạt aerosol nhỏ hơn giọt bắn nhưng logic ở đây là nếu khẩu trang đã chặn được các hạt nhỏ này, chúng cũng có thể chặn được các hạt lớn hơn. Cả giọt bắn và aerosol hiện đều được cho là con đường lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 đang gây ra đại dịch COVID-19.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình - Ảnh 3.

Các thử nghiệm cho thấy các loại vải lụa tổng hợp, satin, chiffon và flannel cho hiệu quả lọc aerosol kém, với hiệu quả chỉ đạt 14-25% với các hạt nhỏ hơn 300 nm và 25-59% với các hạt lớn hơn 300 nm. Vải cotton cho độ lọc hiệu quả nhất ở 64% với các hạt nhỏ hơn 300 nm và 82% với các hạt lớn hơn 300 nm.

Tuy nhiên, khi kết hợp hai nhóm vải này lại với nhau, các nhà khoa học nhận thấy các lớp lọc hybrid mà chúng tạo ra đã cho hiệu quả lọc vượt trội hơn hẳn. " Hiệu suất lọc của các thiết kế hydrid (như cotton-lụa, cotton-chiffon, cotton-flannel) là> 80% (đối với các hạt <300 nanomet) và> 90% (đối với các hạt> 300 nanomet) ", họ viết trong kết luận của nghiên cứu.

" Chúng tôi suy đoán rằng sự cải thiện hiệu suất của các thiết kế hydrid có thể bắt nguồn từ hiệu ứng kết hợp giữa lọc cơ học và tĩnh điện".

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình - Ảnh 4.

Hiệu ứng hút tĩnh điện, mặc dù các hạt có kích thước nhỏ hơn lỗ hở của khẩu trang nhưng vẫn bị bề mặt vải hút lại.

Hiệu ứng lọc cơ học là khi các hạt aerosol lớn hơn lỗ hở của vải được giữ lại trên đó, hoặc chúng đập vào bề mặt sợi vải và bám lại. Các loại vải như cotton có mật độ dệt càng cao thì hiệu ứng lọc cơ học càng hiệu quả.

Ngược lại, hiệu ứng lọc tĩnh điện là khi các hạt aerosol bay qua một bề mặt vải bị tĩnh điện - mặc dù có kích thước nhỏ hơn lỗ hở vải nên lẽ ra có thể bay xuyên qua đó - thì bây giờ chúng lại bị lực hút tĩnh điện giữ lại và bám vào trên sợi vải.

Và như chúng ta đều biết, các loại vải như lụa, polyester hay vải tổng hợp làm điều này tốt hơn cotton. Do vậy, kết hợp cả hai cơ chế lọc bằng hai chất liệu vải đối lập có thể làm tăng hiệu quả lọc cho các loại khẩu trang.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, bạn có thể tăng thêm 20% hiệu quả lọc cho khẩu trang vải của mình - Ảnh 5.

Áp dụng nguyên lý tĩnh điện cơ bản, chúng ta có thể làm khẩu trang vải hiệu quả hơn.

Nhưng dù khẩu trang có lọc hiệu quả đến cỡ nào đi chăng nữa, các nhà khoa học cho biết nếu bạn không đeo chúng đúng cách, hay nói cách khác để khẩu trang hở, hiệu quả lọc của chúng sẽ giảm xuống. Điều này không chỉ xảy ra với khẩu trang vải, mà còn cả khẩu trang y tế và khẩu trang N95.

" Các nghiên cứu của chúng tôi cũng ngụ ý rằng các khoảng trống (do đeo khẩu trang không khít) có thể làm giảm hơn 60% hiệu quả lọc ", các nhà nghiên cứu viết. Vì vậy, họ đề nghị ngoài việc thiết kế lớp lọc tốt cho các loại khẩu trang vải, chúng ta còn phải thiết kế cơ chế đeo bao gồm dây đeo và nẹp mũi của chúng thật khít và ôm sát mặt người sử dụng.

Chỉ có vậy, bạn mới có được một loại khẩu trang vải tối ưu nhất và bảo vệ bạn tốt nhất khỏi COVID-19 và cả các hạt bụi có kích thước nhỏ trong không khí.

Tham khảo Sciencealert